Những câu hỏi về hậu bị GF24

Những câu hỏi về hậu bị GF24

Những câu hỏi về hậu bị GF24 để bà con tham khảo
 

1. Tại sao phải cách ly hậu bị sau khi nhập về trại?

- Vì sau khi vận chuyển và thay đổi nơi ở, điều kiện nuôi...thì heo mệt mỏi và chịu nhiều stress nên cách ly giúp heo nghỉ ngơi.
- Giúp heo mới nhập tránh xa những mầm bệnh mới tấn công, vì thời điểm heo mệt và stress rất dễ nhiễm bệnh khi có tác nhân gây bệnh mới tấn công (vì thế phải cách ly heo trong chuồng riêng và sạch).

2. Tại sao phải thích nghi hậu bị ?

Sau khi được cách ly và nghỉ ngơi hồi phục sau vận chuyển và thay đổi môi trường thì hậu bị GF24 cần được bắt đầu từ từ tiếp cận với mầm bệnh ở trại để xây dựng hệ miễn dịch đặc trưng nhằm phòng chống lại dịch bệnh. Vì thế cần tạo hệ miễn dịch cho các hệ tiêu hóa (cho ăn phân nái lứa 1 trộn với cám, ruột non heo con), hệ sinh sản (cắt thái nhau thai, chết lưu) và hệ hô hấp (nuôi hậu bị/nái lứa 1 loại với heo mới nhập theo tỷ lệ 1:5). Những chất bài thải kể trên là những nguồn vaccine miễn phí, đặc trưng, đa chủng và hiệu quả nhất.

3. Tại sao phải phục hồi hậu bị  sau khi thích nghi?

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh (kháng nguyên) heo cầncó thời gian để phục hồi (dừng không tiếp cận với chất bài thải/mầm bệnh nữa) và trong thời gian này thì heo sẽ xây dựng hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể để tăng sức đề kháng.

4. Tại sao phải chuyển hậu bị qua chuồng cá thể (chuồng mang thai hay chuồng phát triển hậu bị)?

Chuyển hậu bị qua chuồng cá thể tạo điều kiện cho hậu bị có đủ thời gian (>= 3 tuần) làm quen, thích nghi với chuồng mới trước khi phối và dễ dàng tiếp xúc với nọc (ép nọc), dễ điều chỉnh khẩu phần cá thể để điều chỉnh thể trạng hậu bị trước khi phối.

5. Tại sao phải ép nọc (tiếp xúc nọc)?

Hậu bị GF24 được phối ở 28-32 tuần tuổi (sớm hơn 1 tháng so với hậu bị bình thường) nên việc ép nọc là cần thiết giúp hậu bị lên giống sớm, giúp kích thích hệ sinh sản phát triển để hậu bị sẵn sàng làm mẹ: tăng độ dài tử cung, đặc biệt độ dài sừng tử cung để bảo đảm đủ không gian cho heo con (heo GF-PIC đẻ nhiều con), kích thích phát triển tuyến vú, hệ nội tiết (hóc môn sinh sản), ép nọc cũng giúp heo đẻ dễ và giảm việc dùng hóc môn kích thích sau này. Vì thế cho ép nọc hậu bị hàng này (15 phút/ngày) là việc làm rất cần thiết.

6. Tại sao không rửa/tắm heo trước khi phối mà lại lau khô âm đạo?

-  Nước là môi trường giúp vi khuẩn di chuyển từ ngoài vào trong âm đạo-tử cung khi phối

-  Nước tắm heo có thể không sạch và cũng có thể thay đổi môi trường pH của âm đạo và âm hộ

-  Nước làm mất đi lớp sát khuẩn trên da của âm hộ

Vì thế nên lau khô từ âm đạo ra ngoài trước phối và giảm nguy cơ viêm tử cung sau này

7. Tại sao phải để nọc trước nái/hậu bị và xoa lưng, xoa vú khi phối?

- Nọc đứng trước nái và xoa lưng + vú sẽ giúp heo tiết ra hóc môn sinh sản giúp tăng nhu động của tử cung và giúp chuyển tinh trùng vào gặp trứng để thụ tinh.
- Khoảng đường từ cổ tử cung (nơi tinh được đưa vào) đến nơi thụ tinh là rất xa so với tinh trùng nhỏ bé nên nếu tự bơi sẽ không đủ sức và thời gian vì thế phải nhờ nhu động của tử cung.

8. Tại sao tinh trào ra ngoài?

- Nhân viên phối bóp lọ tinh để phối cho nhanh xong
- Heo không phê khi phối
- Không có nọc phía trước/không xoa lưng và vú heo khi phối
- Lấy ống tinh ra ngay sau khi phối (phải để ống tinh trong âm đạo thêm 15-30 phút sau khi phối xong)
- Chưa đưa đầu ống inh vào đến cổ tử cung (đầu ống tinh con ở phía ngoài âm đạo)9. Tại sao nói GF 24 có di truyền vượt trội? 

9. Tại sao phải cho heo hậu bị ăn tự do?

Vì GF24 là sản phẩm của sự phối hợp hoàn hảo giữa 2 dòng chủ lực của heo PIC (1050 và 1040), 1 dòng có đặc điểm vượt trội về khả năng sinh sản với số con cai sữa/nái/năm khoảng 30 con (1050) và 1 dòng có những đặc tính vượt trội vể tăng trọng và chất lượng quày thịt (1040) (nếu được chăm sóc đúng quy trình và dinh dưỡng của GreenFarm và GreenFeed).

10. Tại sao phải cho heo hậu bị ăn tự do?

Vì heo hậu bị cần đạt sự thành thục về tính dục, đạt về thể chất và trọng lượng và có thể phối vào 28 tuần tuổi nên hậu bị cần ăn tự do để đạt những tiêu chuẩn để sẵn sàng làm mẹ.

11. Tại sao phải phối ở: 7 tháng tuổi trở lên, phải đạt trọng lượng >135kg, phải đủ 2 lần lên giống?

- 7 tháng là tuổi thành thục của hậu bị GF24 và trọng lượng đạt 135 kg để hậu bị đạt chuẩn thể chất, kích thước bảo đảm đủ nguồn năng lượng dự trữ để sản xuất sữa và mang thai và làm mẹ sau này, đồng thời góp phần giúp hậu bị có thể đẻ đến lứa 7-8.
- Phải đủ 2 lần lên giống để hậu bị đạt chuẩn về số lượng trứng rụng và hệ sinh sản, tuyến vú, hệ nội tiết phát triển đồng bộ cho hậu bị sẵn sàng phối để bảo đảm năng suất cao sau này…

 12. Tại sao nói PIC là công ty sản xuất giống heo lớn nhất trên thế giới? Những tiến bộ khoa học gì đã được áp dụng trong chọn tạo giống?

- PIC có bề dày hơn 50 lịch sử về công tác di truyền giống heo PIC chiếm thị phần di truyền giống heo lớn nhất thế giới (60 thị phần toàn cầu)
- PIC cung cấp sản phẩm di truyền giống heo cho hơn 30 nước trên thế giới
- PIC ảnh hưởng đến hơn 100 triệu heo giết mổ hàng năm
- Những khách hàng của PIC là những cty chăn nuôi heo lớn trên thế giới
- PIC đầu tư 40 triệu USD hàng năm cho công tác nghiên cứu và phát triển 

Những tiến bộ khoa học:
- Như công nghệ đánh dấu gien,
- Dự đoán năng suất đời con với độ chính xác cao với nguồn số liệu khổng lồ lưu trữ từ nhiều năm với quần thề đàn heo rất lớn kết hợp với công nghệ đánh dấu gien
- Tạo nhiều dòng heo cao sản với nhiều chỉ tiêu có giá trị kinh tế và có nhiều bậc ưu thế lai.
- PIC áp dụng công tác chọn lọc với cường độ cao, chính xác để không ngừng cải thiện di truyền của nhiều tính trạng quan trọng về sinh sản, tăng trưởng, sức đề kháng và thích nghi…Tại sao nói hậu bị quyết định tới năng suất toàn trại?

13. Tại sao nói hậu bị quyết định tới năng suất toàn trại?

-  Tỷ lệ hậu bị chiếm 20% trong cơ cấu đàn
-  Chất lượng hậu bị quyết định năng suất các lứa sau này và năng suất trọn đời của nái
-  Tỷ lệ hậu bị phù hợp sẽ giúp giảm tỷ lệ nái năng xuất thấp và giúp tăng năng suất của toàn đàn

14. Tại sao phải thay đàn hàng năm là 40%?

Thay đàn 40%/năm để ngoài việc thay thế các nái không lên giống, không phê, viêm tử cung, hư chân, ngoài hình xấu…chúng ta còn có thể loại các nái có năng suất thấp nhất trong đàn để có thể bán loại với giá cao và có thể thay thế bằng hậu bị có năng suất và hiệu quả cao hơn và giúp nâng cao năng suât toàn đàn nái.

15. Tại sao phải làm tốt an toàn sinh học?

Tuân thủ an toàn sinh học là nền tảng để giúp giảm và phòng nguy cơ xảy ra dịch bệnh, giúp đàn heo khỏe mạnh lớn nhanh và ít tốn thức ăn và giảm rất nhiều chi phí thuốc, thuốc sát trùng, vacine và chi phí xét nghiệm…

16. Tại sao phải duy trì cơ cấu đàn nái theo biểu đồ?

Vì biểu đồ này đem lại năng suất cao cho đàn nái và hiệu quả cao cho trại, biểu đồ này bảo đảm cơ cấu đàn hợp lý và tỷ lệ thay đàn hàng năm từ 40-45%, và biểu đồ cũng tối đa hóa tỷ lệ nái đẻ với năng suất cao nhất (từ lứa 2 đến lứa 5), và bảo đảm tỷ lệ nái già có năng suất thấp ở tỷ lệ thấp nhất có thể.

17. Tại sao phải quản lý tăng trọng trong quá trình mang thai? 

Vì tăng trọng trong quá trình mang thai:
- Thể hiện sự phát triển của bào thai và ảnh hưởng đến trọng lượng heo con sơ sinh sau này
- Ảnh hưởng đến thể trạng nái/hậu bị
 Tại sao phải kiểm soát tốt vấn đề miễn dịch?
- Ảnh hưởng đến sự đẻ dễ hay khó
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của nái
- Ảnh hưởng đến mức ăn vào của nái khi cho sữa: nái ăn nhiều lúc mang thai có thể sẽ giảm ăn lúc cho sữa
- Ảnh hưởng đến chi phí thức ăn của nái: quá trình mang thai khá lâu (114-116 ngày) nên nếu heo ăn nhiều mà không cần thiết sẽ dẫn đến tốn thức ăn.

18. Tại sao phải kiểm soát chu kỳ cho sữa đầu tiên?

Chu kỳ cho sữa đầu tiên quan trọng vì hậu bị mới làm mẹ và hệ sinh sản cũng mới hoạt động lần đầu và nái lứa 1 cũng đang còn tăng trưởng nên nếu không kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của nái khi cai sữa và ảnh hưởng đến năng suất cả đời của nái.

19. Tại sao phải kiểm soát tốt vấn đề miễn dịch?

- Hệ miễn dịch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh, và hệ miễn dịch sẽ làm việc hiệu quả khi nó biết được tác nhân gây bệnh và ghi vào bộ nhớ để có cách chống lại khi cơ thể bị tác nhân này tấn công, vì thế vấn đề cách ly và thích nghi hậu bị khi mới nhập về là giúp hệ miễn dịch dần dần làm quen với các tác nhân gây bệnh mới để xây dựng hệ miễn dịch hiệu quả.

20. Tại sao phải chuyển lên chuồng cá thể trước 21 ngày?

- Chuyển hậu bị qua chuồng cá thể tạo điều kiện cho hậu bị có đủ thời gian (>= 3 tuần ngày) làm quen, thích nghi với chuồng mới trước khi phối và dễ dàng tiếp xúc với nọc (ép nọc), dễ điều chỉnh khẩu phần cá thể để điều chỉnh thể trạng hậu bị trước khi phối.
- Chuyển qua chuồng cá thể giúp heo có thời gian đối phó với sự thay đổi đột ngột của khẩu phần thức ăn/cách ăn/máng ăn…

21. Tại sao số ngày trong chuồng cá nhân khác nhau thì kích thước ổ đẻ lứa 1 khác nhau?

- Vì nếu chuyển hậu bị qua ô chuồng cá thể trễ (<15 ngày) sẽ không đủ thời gian cho heo thích nghi với ô chuồng mới và phải chịu stress về sự thay đổi + không đủ thời gian tiếp xúc nọc nên số lượng trứng rụng sẽ bị giảm và ảnh hưởng đến số con sơ sinh đẻ ra.

22. Tại sao những hậu bị có động dục lần đầu tiên sớm có kích thước ổ đẻ lớn hơn?

- Vì những hậu bị có lần động dục đầu sớm là dấu hiệu nói lên sự thành thục tính dục tốt của hậu bị, sự chọn lọc đúng, sự phát triển cân đối, sự được chăm sóc nuôi dưỡng tốt và sự tiếp cận nọc tốt và đương nhiên là hậu bị này sẽ rụng nhiều trứng và là tiền đề của kích thước ổ đẻ lơn hơn.

23. Tại sao phải tiếp xúc với nọc phải bắt đầu từ tuần 24-26 mà không muộn hơn hoặc sớm hơn? 

Vì 24 tuần là tuổi chuẩn về thành thục để hậu bị tiếp xúc với nọc, lúc này hậu bị đã trưởng thành về thể chất và hệ sinh sản cũng bắt đầu chấp nhận sự tiếp xúc nọc và hậu bị cũng sắp bắt đầu lần lên giống (động dục) đầu tiên nên tiếp cận nọc lúc này mới có hiệu quả giúp hậu bị lên giống sớm, giúp kích thích hệ sinh sản phát triển để hậu bị sẵn sàng làm mẹ: tăng độ dài tử cung, đặc biệt độ dài sừng tử cung để bảo đảm đủ không gian cho heo con (heo GF-PIC đẻ nhiều con), kích thích phát triển tuyến vú, hệ nội tiết (hóc môn sinh sản), ép nọc cũng giúp heo đẻ dễ và giảm việc dùng hóc môn kích thích sau này. Vì thế cho ép nọc hậu bị hàng này (15 phút/ngày) là việc làm rất cần thiết.

24. Tại sao một nọc thí tính không tiếp xúc với nái quá 1 giờ?

Vì nếu để nọc gần hậu bị và chỉ được ngửi mũi và nhìn thấy không thì sẽ làm nọc trở nên ù lì và lần sau thấy hậu bị nọc sẽ cảm thấy chán vì cương cứng hoài mà chẳng được gì, và việc này cũng làm nọc mệt mỏi nên cần được nghỉ ngơi và hàng tuần phải thưởng cho nọc nhảy nái/hậu bị loại 1 lần.

25. Tại sao phải dùng phân của heo nái đẻ lứa 1, phân heo con, nội tạng của heo con chết trước 7 ngày và không quá 24h?

Các chất bài thải nói trên trước hết phải tươi vì nếu để lâu vi khuẩn –virus có thể sinh sôi và biến chủng sẽ nguy hiểm hơn, và chất bài thải từ nái trẻ có tính kháng nguyên tốt hơn so với chất thải của nái già, có sức đề kháng mạnh hơn và vì thế tính kháng nguyên của chất bài thải không tốt bằng, thêm vào đó chủng vi khuẩn của nái giá có thể mạnh hơn.

26. Tại sao phải tính năng suất cả đời, cách tính?

- Năng suất cả đời nái là giá trị kinh tế quan trọng của nái, chỉ tiêu này giúp chúng ta phải ý thức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác nái trong thời gian dài từ lứa 1 đến lứa 7 và giữ sự ổn định về năng suất ở mức cao của nái qua các lứa.
- Năng suất trọn đời nái = tổng năng suất của nái từ lứa 1 đến lứa cuối cùng trước khi loại.

27. Tại sao phải kích thích khi phối, cách thực hiện kích thích?
Vì chúng ta thụ tinh nhân tạo nên để phối có hiệu quả thì phải thực hiện giống như heo được phối theo cách tự nhiên: có nọc kẹp 2 chân bên hông, có trọng lượng đè lên lưng heo và có sự hiện diện, mùi của nọc thì phối mới có hiệu quả: kích thích để hệ nội tiết của nái/hậu bị tiết ra các hóc môn sinh sản và giúp tăng nhu động tử cung và đưa tinh trùng vào nơi thụ tinh
Cách thực hiện kích thích khi phối:
- Nọc đứng trước nái và nhân viên phối phải xoa lưng + vú để giúp heo tiết ra hóc môn sinh sản giúp tăng nhu động của tử cung và giúp chuyển tinh trùng vào gặp trứng để thụ tinh.
- Khoảng đường từ cổ tử cung (nơi tinh được đưa vào) đến nơi thụ tinh là rất xa so với tinh trùng nhỏ bé nên nếu tự bơi sẽ không đủ sức và thời gian vì thế phải nhờ nhu động của tử cung.

Newsleter

Video

Chứng nhận - Giải thưởng

Thời tiết - tỷ giá

Thống kê truy cập

Đối tác