Báo cáo tổng hợp tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi

Báo cáo tổng hợp tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi

Nhìn chung, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới trong 9 tháng đầu năm 2013 diễn biến theo xu hướng giảm, nhưng giảm mạnh nhất vào tháng 6/2013 và kéo dài giảm 4 tháng liên tiếp đến nay
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ NGUYÊN LIỆU THÁNG 9/2013, 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ BÁO 3 THÁNG CUỐI NĂM
Do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy giảm. Ngược với xu hướng giá thế giới, thì giá TĂCN và nguyên liệu trong nước lại giảm nhẹ trong 4 tháng đầu năm, sau đó tăng nhẹ và giảm nhẹ trong 2 tháng trở lại đây, đẩy giá TĂCN và nguyên liệu 9 tháng đầu năm 2013 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 

I.       TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1.       Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 9/2013, 9 tháng đầu năm:

Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới tháng 9/2013 tiếp tục xu hướng giảm, với mức giảm nhẹ – tháng thứ tư liên tiếp kể từ đầu năm đến nay – do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy giảm. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2013, giá TĂCN và nguyên liệu thế giới biến động theo xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 1: Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì  và bột cá thế giới 9 tháng đầu năm 2013 (USD/tấn)

 

Giá ngô trên thị trường thế giới trong tháng 9/2013 giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, xuống còn 180,9 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 20/9/2013, giảm 4,7% so với hồi đầu tháng và giảm mạnh 40,4% so với tháng 1/2013, do dự báo sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013/14 tăng mạnh đạt 956,67 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng ở những quốc gia trồng lúa mì chủ yếu như Mỹ, Australia, Canada… dự báo sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 708,89 triệu tấn, tăng 53,25 triệu tấn so với niên vụ trước đó. Do vậy, giá lúa mì trong tháng 9 giảm xuống còn 236,4 USD/tấn, giảm 6% so với tháng trước đó và giảm 23% so với hồi đầu năm 2013.

Ngược với xu hướng giảm mạnh của giá ngô, lúa mì thì giá đậu tương trong tháng 9/2013 tăng trở lại, từ mức 498,05 USD/tấn đạt được hồi tháng 8/2013, tăng 7% lên 534 USD/tấn và tăng 1,5% so với tháng 1/2013, do hạn hán ở khu vực trung tây Mỹ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của nước sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới.

Giá bột cá thế giới trong tháng 9/2013 giảm nhẹ, từ mức 1.621,63 USD/tấn đạt được hồi tháng 8/2013, giảm 21,63 USD/tấn xuống còn 1.600 USD/tấn, do giá bột cá trong mấy tháng gần đây tăng cao đã làm cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tìm nguyên liệu giá rẻ thay thế, thêm vào đó là lợi nhuận thấp từ chăn nuôi dẫn đến tiêu thụ bột cá giảm.

2. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu 3 tháng cuối năm 2013:

Ngô:

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013/14 tăng mạnh đạt 956,67 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết ở nước trồng chủ yếu được cải thiện. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 151,42 triệu tấn, tăng 28,83 triệu tấn so với đầu kỳ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu thuẫn khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 30,31 triệu tấn lên 47,11 triệu tấn. Tiếp theo đó là Brazil tăng 0,8 triệu tấn, lên 14,31 triệu tấn; Argentina tăng 0,21 triệu tấn, lên 0,91 triệu tấn. Quốc gia có lượng giảm không đáng kể chủ yếu là những nước nhập khẩu như Trung Quốc, Ai Cập, EU-27 … Tuy nhiên, FSU-12 lại trái ngược hoàn toàn với xu hướng này, niên vụ 2013/14 nguồn dự trữ cuối kỳ của nước này dự kiến đạt 3,67 triệu tấn, tăng 2,06 triệu tấn so với đầu kỳ; tương tự Ukraine dự kiến đạt 2,77 triệu tấn, tăng 1,95 triệu tấn; Mexico đạt 1,97 triệu tấn, tăng 0,85 triệu tấn và các nước Đông Nam Á dự kiến đạt 2,22 triệu tấn, tăng 0,14 triệu tấn.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo niên vụ 2013/14 sản lượng ngô Mỹ sẽ đạt 351,64 triệu tấn, trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này còn dư thừa khoảng 60,8 triệu tấn. FSU-12 giữ  vị trí thứ hai với lượng dư thừa 22,07 triệu tấn, tiếp đến là Ukraine với lượng dư thừa 19,9 triệu tấn, Argentina với lượng dư thừa 18,2 triệu tấn và Brazil với lượng dư thừa là 18 triệu tấn. Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, Nhật Bản là quốc gia có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 15,5 triệu tấn cho niên vụ 2013/14, tiếp đến là Trung Quốc với 13 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 7,6 triệu tấn, Mexico với 7 triệu tấn, Ai Cập với 5,6 triệu tấn, EU-27 với 5 triệu tấn; và sau cùng là Canada với 0,8 triệu tấn… Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Bảng 2: Dự báo cung cầu ngô thế giới 3 tháng cuối năm 2013 (triệu tấn)

 
 
2013/14
Dự trữ đầu kỳ
Cung
Tiêu thụ
 
Dự trữ cuối vụ
Sản lượng Nhập khẩu
Ngành TACN
Nội địa
Xuất khẩu
Thế giới
122,59
956,67
102,26
556,87
927,84
102,72
151,42
Mỹ
16,8
351,64
0,64
129,55
290,84
31,12
47,11
Các nước
còn lại
105,79
605,04
101,62
427,33
637
71,6
104,31
Nước XK chủ yếu
17,41
111
0,84
56,1
72,8
38
18,45
Argentina
0,7
26
0,01
5
7,8
18
0,91
Brazil
13,51
72
0,8
46
54
18
14,31
Nam Phi
3,2
13
0,03
5,1
11
2
3,23
Nước NK chủ yếu
12,66
119,13
57,88
123
173,33
2,9
13,45
Ai Cập
1,31
5,6
5,2
9,2
11,2
0,01
0,9
EU-27
5,88
65
7,5
53
70
2,5
5,87
Nhật Bản
0,61
0
15,5
11
15,5
0
0,61
Mexico
1,12
22
8
12,5
29
0,15
1,97
Đông Nam á
2,08
26,4
7,98
26
34
0,24
2,22
Hàn Quốc
1,27
0,08
9,4
7,2
9,3
0
1,45
Nước khác
 
 
 
 
 
 
 
Canada
1,33
13,2
0,5
6,9
12,4
1
1,63
Trung Quốc
60,89
211
7
156
224
0,05
54,84
FSU-12
1,61
42,36
0,32
17,32
20,29
20,34
3,67
Ukraine
0,82
29
0,05
7,5
9,1
18
2,77
Nguồn: USDA
Đậu tương:

Bảng 3: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới 3 tháng cuối năm 2013(triệu tấn)

 
2013/2014
Dự trữ đầu kỳ
Cung
Tiêu thụ
Dự trữ CK
SL
NK
Nghiền ép
Nội địa
XK
Thế giới
61,55
281,66
104,5
238,24
268,89
107,29
71,54
Mỹ
3,41
85,71
0,41
45,04
48,16
37,29
4,08
Các nước khác
58,14
195,96
104,09
193,19
220,72
70
67,46
Nước XK chính
43,43
153,62
0,12
77,83
82,91
63,74
50,53
Argentina
26,08
53,5
0
37,5
39,18
12,7
27,7
Brazil
16,44
88
0,1
37
40,1
42,5
21,94
Paraguay
0,87
9
0,02
3,3
3,53
5,5
0,86
Nước NK chính
12,73
14,85
93,62
89,59
106,47
0,31
14,42
Trung Quốc
12,09
12,2
69
68,15
79,3
0,2
13,79
EU-27
0,25
1,15
12,1
12,23
13,15
0,08
0,27
Nhật Bản
0,1
0,21
2,76
1,95
2,99
0
0,08
Mexico
0,05
0,28
3,55
3,8
3,84
0
0,04
Nguồn: USDA

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 281,66 triệu tấn, tăng 12,55 triệu tấn so với niên vụ trước do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 268,89 triệu tấn, lượng đậu tương thế giới dư thừa khoảng 12,77 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 47,9 triệu tấn, vượt Mỹ trở thành nước sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, tiếp theo là Mỹ với lượng dư thừa là 37,55 triệu tấn, giảm mạnh 16,07 triệu tấn so với dự báo của USDA hồi tháng 8 do hạn hán ở khu vực trung tây Mỹ ảnh hưởng đến cây trồng đậu tương; Argentina với 14,32 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2013/14 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 67,1 triệu tấn, tăng 3,87 triệu tấn so với niên vụ trước do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh; đặc biệt nước này đã có 2 tháng liên tiếp tháng 6 và tháng 7 nhập khẩu đậu tương đạt mức cao kỷ lục theo thứ tự lần lượt là 6,93 triệu tấn và 7,2 triệu tấn; thứ hai là EU-27 với 12 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,56 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,78 triệu tấn, tăng 0,06 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 6 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp hơn 13 lần, Mexico gấp hơn 13 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 69 triệu tấn, EU-27 là 12,1 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,55 triệu tấn, Nhật Bản là 2,76 triệu tấn.

Lúa mì

Bảng 4: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới 3 tháng cuối năm 2013 (triệu tấn)

2013/14

Dự trữ đầu kỳ

Cung
Tiêu thụ
 
Dự trữ cuối kỳ
SL
NK
Ngành TACN
Nội địa
XK
Thế giới
173,85
708,89
149,58
140,8
706,47
154,52
176,28
Mỹ
19,55
57,54
3,81
7,62
35,68
29,94
15,28
Các nước khác
154,3
651,36
145,77
133,18
670,79
124,58
161
Nước XK chính
18,47
211,9
5,62
61,3
145,3
68,5
22,18
Argentina
0,74
12
0,01
0,1
6,05
6
0,7
Australia
3,7
25,5
0,12
3,2
6,55
19
3,77
Canada
5,06
31,5
0,49
4,8
10
20,5
6,55
EU-27
8,97
142,9
5
53,2
122,7
23
11,16
Nước NK chủ yếu
84,12
193,41
84,36
36,41
267,82
5,08
88,99
Brazil
0,95
4,75
7,7
0,6
11,4
0,5
1,5
Trung Quốc
53,94
121
9,5
26
126,5
1
56,94
Trung Đông
9,36
18,89
18,96
3,08
35,34
0,64
11,23
Bắc Phi
11,43
20,61
21,1
2,48
41,56
0,58
11,01
Pakistan
2,62
24
0,9
0,6
24
0,5
3,02
Đông Nam Á
3,91
0
16,3
2,66
15,82
0,77
3,62
Các nước khác
 
 
 
 
 
 
 
Ấn Độ
24,2
92,46
0,01
3,5
90,97
5,5
20,2
FSU-12
14,3
107,96
6,83
24,85
75,78
37,1
16,22
Nga
5,18
54
0,5
14,5
36,5
17
6,18
Kazakhstan
3,03
17
0,01
2,6
7,4
9,5
3,14
Ukraine
2,18
22
0,1
3,5
11,5
10
2,78
Nguồn: USDA

Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 708,89 triệu tấn, tăng 11,09 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 8 và tăng 53,25 triệu tấn so với niên vụ trước do sản lượng lúa mì ở các nước xuất khẩu chính dự báo đều tăng. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đạt 706,47 triệu tấn, lượng lúa mì thế giới dư thừa khoảng 2,42 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 32,18 triệu tấn, thứ hai là Mỹ với 21,86 triệu tấn, thứ ba là Canada với 21,5 triệu tấn, thứ tư là EU-27 với 20,2 triệu tấn, tiếp theo là Australia với 18,95 triệu tấn, Nga với 17,5 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 5,95 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu  trên toàn cầu.

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 20,95 triệu tấn, thứ hai là các quốc gia Đông Nam Á với 15,82 triệu tấn, phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, tiếp theo là Trung Đông với 16,45 triệu tấn và sau cùng là Brazil với 6,65 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2013/14, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 21,1 triệu tấn; 16,3 triệu tấn; 18,96 triệu tấn và 7,7 triệu tấn.

Bột cá:

Xuất khẩu bột cá Peru năm 2013 dự kiến đạt 980.000 tấn. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với bột cá của Peru chiếm 50% thị phần trong năm 2012. Các thị trường chủ yếu khác là Đức (14%) và Nhật Bản (9%).

Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt 881.900 tấn, tăng 6,21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, 60% đến từ Peru, số còn lại từ Chi lê, Mỹ, Nga, Việt Nam và Mexico.

Triển vọng giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 3 tháng cuối năm 2013:

Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới 3 tháng cuối năm 2013 sẽ tăng nhẹ, do nguồn cung nguyên liệu chế biến TĂCN như đậu tương, bột cá thắt chặt, thêm vào đó là nhu cầu TĂCN của nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ TĂCN lớn nhất thế giới – Trung Quốc – tăng mạnh vào thời điểm gần Tết dương lịch và Tết nguyên đán.

II.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Biến động giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 9/2013.

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 9/2013 giảm nhẹ so với hồi tháng 8/2013, do giá nhập khẩu giảm nhưng chi phí vận chuyển ở mức cao nên không tác động nhiều đến giá thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, giá ngô dao động ở mức 6.000 -6.500 đ/kg, giảm 500-700 đ/kg so với tháng trước đó và giảm 12,2% so với hồi đầu năm; giá cám gạo ổn định ở mức 5.700-6.200 đ/kg, giá khô đậu tương giảm 5,3% so với tháng trước và giảm 12% so với tháng đầu năm, xuống còn 12.500 đ/kg, và giá bột cá không thay đổi ở mức 14.000-19.800 đ/kg . Tính chung 9 tháng đầu năm 2013, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Giá bán thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong khu vực từ 15-20% và lợi nhuận thu về từ 3-7%. Đây là mức lợi quá cao so với các nước trên thế giới, vốn chỉ từ 1%-1,5%. Sở dĩ giá TACN trong nước cao hơn các nước trong khu vực là do có quá nhiều chi phí, như phí vận chuyển đến Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Các chi phí kiểm nghiệm không chỉ mất nhiều thời gian mà còn bị rủi ro phải tái xuất lô hàng, nếu không đạt tiêu chuẩn. Nhiều khoản thuế, kể cả thuế giá trị gia tăng mà nhiều nước trên thế giới không áp dụng cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi.

2.Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 9/2013 và một số vấn đề tồn tại:

Từ đầu năm đến nay, giá TĂCN trong nước đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân một phần do phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu TĂCN, bình quân khoảng 8 triệu tấn/năm. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập tới 90% và khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%.

Bên cạnh yếu tố phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tình trạng tăng giá của TĂCN là do việc điều hành giá mặt hàng này nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Hiện, cả nước có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất TĂCN với 57 nhà máy, trong đó doanh nghiệp nước ngoài chỉ có trên 20 nhà máy nhưng chiếm thị phần tới 60 - 65%. Các doanh nghiệp này chỉ giữ lại khoảng 10% lượng thức ăn sản xuất ra để chăn nuôi gia công, còn lại bán ra thị trường cho các trang trại, hộ chăn nuôi. Theo tính toán, chỉ cần bán TĂCN với giá 8.000 đồng/kg các doanh nghiệp đã có lãi nhưng hiện giá bán trên thị trường đều ở mức trên 11.000 đồng/kg và người chịu thiệt không ai khác chính là các hộ chăn nuôi trong nước.

Hiện các hộ chăn nuôi trong nước đang phải chịu 5% thuế VAT khi mua TĂCN, làm đội giá sản phẩm thêm 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài như CP, Japfa... được đầu tư khép kín theo chuỗi từ con giống, thức ăn đến tiêu thụ đầu ra nên chi phí sẽ giảm hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ của người nông dân. Bởi vậy, người chăn nuôi trong nước vẫn rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều ý kiến đề nghị giảm thuế nhập khẩu cho nguyên liệu TĂCN, nhưng nếu có giảm thuế suất về 0% thì người nông dân vẫn không được hưởng vì sản phẩm TĂCN thành phẩm không được khấu trừ thuế.

Bởi vậy, để tạo động lực cho người chăn nuôi phát triển sản xuất, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành vào cuộc trong điều hành giá TĂCN một cách hợp lý. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, ngành nông nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản xuất để tận dụng tối đa nguyên liệu sẵn có trong nước để sản xuất TĂCN, tránh tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

3. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 8 đạt 304 triệu USD, tăng 9,67% so với tháng trước đó và tăng 59,92% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi hơn 2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 40,07% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ các thị trường chính đều tăng mạnh về kim ngạch. Một số thị trường có kim ngạch tăng mạnh là: Canada đạt 8,2 triệu USD, tăng 1.977,16% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Ôxtrâylia với 21,5 triệu USD, tăng 261,69% so với cùng kỳ, tiếp theo đó là Niu zi lân với 359 nghìn USD, tăng 251,2% so với cùng kỳ; Thái Lan với 106 triệu USD, tăng 106,28% so với cùng kỳ; sau cùng là Philippine với 29 triệu USD, tăng 90,52% so với cùng kỳ.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu chính cho Việt Nam trong tháng 8/2013 là Achentina, Hoa Kỳ và Italia... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 169 triệu USD, tăng 323,8% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 63,2% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này 8 tháng đầu năm 2013 lên 622,7 triệu USD, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 75,42% so với cùng kỳ năm trước – dẫn đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Sự tăng mạnh về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina trong 8 tháng đầu năm 2013 do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào.

Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 8 là 25 triệu USD, giảm 7,32% so với tháng 7/2013 và giảm 0,33% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này là 280,6 triệu USD, tăng 61,83% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong 8 tháng đầu năm 2013 là Brazil với trị giá 153 triệu USD, tăng 18,42% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Italia, Thái Lan, Trung Quốc và Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với kim ngạch đạt lần lượt trong 8 tháng đầu năm là 151 triệu USD; 106 triệu USD; 99 triệu USD và 55 triệu USD…

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2013 (Đvt: USD).

 
8T/2012 T8/2013 8T/2013 So với T7/2013 (%) So với T8/2012 (%) So với 8T/2012 (%)
Tổng KN
1.477.753.174
304.272.001
2.069.958.360
9,67
59,92
40,07
Achentina
354.986.458
169.336.618
622.701.579
63,20
323,80
75,42
Ấn độ
199.572.813
9.575.775
267.612.913
-12,09
21,12
34,09
Anh
4.005.231
533.903
3.331.386
650,92
-13,39
-16,82
Áo
2.775.229
316.749
2.266.153
-30,12
-22,77
-18,34
Bỉ
3.720.974
660.952
3.521.408
93,28
57,73
-5,36
Braxin
129.161.670
10.710.779
152.957.260
-70,96
564,06
18,42
Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất
40.155.180
9.493.493
55.355.927
-9,77
41,89
37,86
Canada
396.283
866.679
8.231.431
13,41
 
1977,16
Chilê
3.157.928
 
1.474.671
 
-100,00
-53,30
Đài Loan
31.383.965
4.266.063
35.478.170
3,10
-12,36
13,05
Đức
2.236.550
140.700
2.397.425
-56,66
-35,93
7,19
Hà Lan
8.181.753
1.103.738
10.059.566
-14,47
14,85
22,95
Hàn Quốc
16.963.570
2.585.487
18.991.830
-0,85
49,86
11,96
Hoa Kỳ
173.381.192
25.330.957
280.576.180
-7,32
-0,33
61,83

Indonesia

34.251.072
7.897.939
54.044.334
-19,54
117,92
57,79
Italia
91.919.185
21.320.083
150.988.642
2,02
30,13
64,26
Malaixia
14.470.699
1.618.984
17.399.914
-22,43
3,33
20,24
Mêhicô
2.461.600
55.207
1.331.961
 
 
45,9
Nauy
596.239
103.217
351.094
42,54
182,94
-41,12
Niu zi lân
102.224
229.384
359.013
173,72
 
251,2
Nhật Bản
1.679.841
99.637
1.290.081
-42,37
-65,81
-23,20
Oxtrâylia
5.932.274
1.512.521
21.456.549
-64,86
92,48
261,69
Pháp
13.425.425
1.554.036
11.715.747
18,00
14,10
-12,73
Philipin
15.333.140
3.972.501
29.213.165
2,93
80,35
90,52
Xingapo
13.795.131
1.403.584
9.761.950
53,72
-23,56
-29,24
Tây Ban Nha
9.908.299
3.161.636
17.318.665
29,50
109,13
74,79
Thái Lan
51.602.084
8.248.293
106.444.815
-22,43
15,86
106,28
Trung Quốc
131.014.503
9.438.339
99.440.253
-29,90
-77,48
-24,10
Nguồn: TCHQ

4.       Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 3 tháng cuối năm 2013.

Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước 3 tháng cuối năm 2013 sẽ giảm nhẹ, do giá TĂCN và nguyên liệu trên thế giới trong mấy tháng qua giảm mạnh cùng với nhu cầu về nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước không gia tăng khiến giá TĂCN và nguyên liệu trong nước giảm.

Tháng 9-2013 Phòng Tin Thương mại và Hội nhập quốc tế - Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Newsleter

Video

Chứng nhận - Giải thưởng

Thời tiết - tỷ giá

Thống kê truy cập

Đối tác